Đi tới văn bản chính Đi tới menu chính
Expertise

Your Lifetime Partner for Innovation & Growth

Cải thiện lợi nhuận

Value Creation

Cải thiện lợi nhuận

Thông qua hoạt động đổi mới toàn diện, chúng tôi giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp một cách nhanh chóng chỉ trong một thời gian ngắn tạo nền tảng cho sự phát triển lâu dài, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh và gia tăng giá trị doanh nghiệp.

  • Đưa ra các phương án giảm thiểu chi phí theo từng khoản mục bằng cách áp dụng chương trình TOP (Total Operational Performance) - Chương trình cắt giảm chi phí trên toàn công ty.
  • Cải thiện hiệu quả tài chính rõ ràng (gấp 5 lần chi phí tư vấn)
  • Có sự tham gia của toàn thể công ty, thiết lập mục tiêu đầy thách thức.
  • Phát triển các ý tưởng cải tiến cụ thể thông qua những phân tích có hệ thống.
  • Thực hiện triệt để và kiểm chứng hiệu quả bằng việc thiết lập các chỉ số hiệu suất chính.
  • Xây dựng hệ thống vận hành tăng hiệu suất/giảm chi phí liên tục.
  • Nuôi dưỡng văn hóa đổi mới một cách tự giác bằng việc bồi dưỡng năng lực và nâng cao nhận thức của nhân viên.
  • Tiết kiệm tối đa chi phí mua hàng trong thời gian ngắn bằng việc áp dụng kỹ thuật cải tiến mua hàng.
  • Tối ưu hóa chi phí mua hàng dựa trên quan điểm tổng chi phí có tính đến các yếu tố giá cả và phi giá cả.
  • Phát triển chiến lược mua hàng theo đặc điểm thị trường của mặt hàng.
  • Thiết lập hệ thống kỹ thuật quản lý và hệ thống quy trình để liên tục đổi mới hoạt động mua hàng.
  • Hình thành mối quan hệ phát triển cùng có lợi với các đối tác.
  • Thiết lập chiến lược quản lý rủi ro chuỗi cung ứng.
  • Xác định Line Balance và rút ra quy trình Bottlenec thông qua việc phân tích các dữ liệu về hiệu suất sản xuất, tỷ lệ hoạt động của công đoạn và tình trạng vận hành thiết bị, v.v.
  • Nâng cao năng suất tổng thể thông qua việc tối ưu hóa cấu hình dây chuyền sản xuất.
  • Cải thiện tổn thất do dừng máy và thời gian chờ không cần thiết trong nhà máy.
  • Tăng tính linh hoạt của dây chuyền sản xuất bằng cách giảm thời gian và số lần chuẩn bị thay thế.
  • Đề xuất các biện pháp nâng cao năng suất nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất đa dạng như sản xuất số lượng ít nhiều chủng loại sản phẩm hoặc sản xuất số lượng lớn ít chủng loại sản phẩm.
  • Tăng sản lượng và giảm chi phí OT thông qua việc mở rộng Capacity.
  • Mở rộng cơ hội nhận đơn đặt hàng bằng việc tái thiết lập tiêu chuẩn tỷ suất lợi nhuận cho các doanh nghiệp gia công.
  • Tối đa hóa hiệu quả tổng thể của thiết bị sản xuất thông qua các hoạt động quản lý bảo trì hiệu quả (Maintenance Excellence).
  • Giảm tổng chi phí bảo trì thông qua phân tích chi phí sửa chữa chi tiết từng thiết bị.
  • Thiết lập chiến lược bảo trì thiết bị từ góc độ tối ưu hóa hiệu quả sản xuất.
  • Nâng cao năng lực tổ chức bảo trì bằng cách thiết lập hệ thống quản lý bảo trì.
  • Nâng cao khả năng dự đoán việc bảo trì thông qua việc áp dụng hệ thống nhà máy thông minh như sử dụng cảm biến không dây.
  • Thiết lập các biện pháp cải tiến chất lượng dựa trên việc thống kê sản phẩm lỗi và công đoạn xảy ra lỗi.
  • Giảm thiểu chi phí quản lý chất lượng bằng cách thiết lập hệ thống quản lý chất lượng toàn diện.
  • Tính toán chi phí Q-cost và chi phí tổn thất bao gồm chi phí dự phòng chất lượng, lỗi quy trình và phí đền bù.
  • Cải thiện hiệu quả bằng cách phân tích nguyên nhân gốc rễ phát sinh ra lỗi sản xuất, lỗi công đoạn và lập phương án cải tiến.
  • Đảm bảo độ tin cậy và cải thiện độ chênh lệch của chất lượng sản phẩm.
  • Giảm chi phí nguyên liệu thô bằng cách cải thiện các chỉ số hiệu suất.
  • Thiết kế lại Design, Formula, Spec. và Material dựa trên chi phí, năng suất quy trình, nhu cầu thị trường và phân tích chất lượng.
  • Tiêu chuẩn hóa và tối ưu hóa thông số kỹ thuật (Specification).
  • Cải thiện thiết kế và nội bộ hóa khả năng thiết kế cốt lõi dựa trên tổng chi phí và quan điểm mua hàng.
  • Cải thiện nguyên nhân chính về lỗi thiết kế.
  • Cải thiện hiệu quả sản xuất bao gồm cải tiến bố cục quy trình sản xuất dựa trên thiết kế.
  • Giảm chi phí vận hành hàng tồn kho thông qua đồng bộ hóa (Synchronization) cung và cầu trên toàn công ty.
  • Áp dụng kế hoạch một chuỗi cung ứng đồng nhất (Single Plan) từ đầu vào cho đến đầu ra để ngăn ngừa tình trạng thiếu hàng và tăng khả năng cung ứng giúp tăng doanh thu .
  • Tăng cường hợp tác thông qua việc cải thiện khả năng hiển thị theo từng giai đoạn cung ứng bằng cách thiết lập hệ điều hành S&OP (Sales & Operations Planning).
  • Thiết lập Quy tắc & Quy trình cho việc triển khai hệ thống IT SCM.
  • Cải thiện hiệu quả kinh doanh một cách sáng tạo thông qua việc thiết kế quy trình chi tiết và xây dựng hệ thống tập trung vào các nhiệm vụ chiến lược trên toàn công ty (Process Innovation).
  • Giảm chi phí bằng cách cải thiện hiệu quả quy trình
  • Loại bỏ các bước không cần thiết trong quy trình tính toán chi phí, chất lượng, vận chuyển đồng thời đẩy nhanh tốc độ vận hành thông qua việc tự động hóa.
  • Tối đa hóa lợi nhuận bằng việc tối ưu hóa danh mục sản phẩm, phát triển các sản phẩm có lợi nhuận cao và giảm các sản phẩm có lợi nhuận thấp.
  • Thiết lập ngôn ngữ chung có thể sử dụng chung trong sản xuất và bán hàng bằng cách thiết kế các quy trình tiêu chuẩn, KPI và hệ thống thực thi cho hoạt động bán hàng.
  • Cải thiện đáng kể năng suất bán hàng thông qua chương trình kích thích bán hàng (SSP:Sales Stimulation Program), bao gồm tư duy bán hàng, quy trình bán hàng và khả năng thực thi tại hiện trường.
  • Tập trung vào việc cung cấp giá trị cho khách hàng bằng cách nâng cao khả năng vận hành mô hình B2B.
TOP